Tìm kiếm

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Khác biệt khi 3 con học ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada



        Ở Việt Nam, con tôi đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải. Còn ở Đan Mạch và Canada?
         Tôi có 3 đứa con, đã từng học tập tại châu Á, châu Âu và bây giờ là châu Mỹ. Tôi viết bài này để so sánh với hệ thống giáo dục tại Việt Nam
         Khi còn ở Việt Nam, con trai lớn của tôi học mầm non tại một trường ở TP HCM. Từ môi trường này, bé rất ngoan ngoãn và nề nếp, viết chữ đẹp, vẽ giỏi, hát hay. Khi con trai tôi bước vào lớp một, học rất giỏi, viết chữ rất đẹp. Tuy nhiên sau một học kỳ, bài vở mỗi ngày một nhiều. Đến nỗi, con vừa về đến nhà, đã ngồi ngay vô bàn học bài, chừa ra một chút thời gian để tắm và ăn tối, sau đó thì ngồi làm toán, rèn chữ… đến nửa đêm.
         Hồi đó, cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhìn học sinh các nước phát triển học hành mà sốt hết cả ruột, nên tôi còn đăng ký cho cháu học thêm tiếng Hoa vào tối thứ 7, tiếng Anh vào sáng chủ nhật. Lúc đó thấy con học hành suốt ngày, thương con lắm nhưng tôi vẫn cố biện hộ "Thương cho roi, cho vọt". Con nhà người ta cũng học như thế cả, có sao đâu. Nếu mình thương con quá, để nó ở nhà, lại thành hại con. Không tạo cho nó cơ hội học hành, phát triển, cho bằng bạn, bằng bè thì nó lại nhìn con nhà người ta mà tủi thân thì tội nghiệp. Được khoảng 2 tháng thì việc học thêm phải dừng lại vì tôi thấy con mình có quá nhiều bài rèn chữ. Có khi một ngày phải chép đến 3 bài văn dài.
              Từ một đứa trẻ có nét chữ nắn nót, tròn trịa, vở viết lúc nào cũng sạch đẹp với những nét viết đẹp như chữ in, cháu đã biến thành một anh thợ tốc ký, nét chữ trở nên biến dạng đến mức tôi phát sốc.
Nhưng nếu không viết như vậy thì làm thế nào có thể hoàn thành các bài tập về nhà mà các cô giao cho? Có khi hơn 10 giờ đêm, con ngủ gục ở bàn học. Sáng dậy sớm đi học nhìn rất mệt mỏi, cháu bị sụt cân nhanh chóng.
            Đến cậu con trai thứ hai, vì lúc đó, trường dòng đã nhận đủ học trò, nên tôi lại phải xin cho cháu học ở một trường khác, trường mầm non này tuyệt đối không dạy các chương trình lớp một.
Vì không có thời gian nên tôi cũng không dạy thêm được cho con, cũng chủ quan nghĩ rằng thời điểm này báo chí nói là theo nghiên cứu thì học trước tuổi cũng không tốt, nên thôi cứ để con học hành bình thường.
Kết quả, bé vào lớp một học lực tụt hẳn so với bạn bè, vì bạn bè của cháu đã biết đọc, biết viết giống như anh hai của cháu khi các bạn ấy vào lớp một. Bằng cách này, hay cách khác, các bạn ấy đã được học trước. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm, nhưng còn biết làm sao.
          Các bài học dần trở nên quá sức của cháu, chưa kể việc các cháu bị cô giáo phạt, đánh và bị dọa nạt là nếu về méc cha mẹ những chuyện xảy ra ở trường là sẽ bị thế này, thế kia.
Thế nên, cả hai đứa trẻ tội nghiệp của tôi càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, hay khóc trong mơ vì những nỗi sợ hãi ban ngày. Không ít lần tôi đã thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường về nhiều vấn đề trên, cũng như về số lượng bài vở, và các vấn đề khác, nhưng cũng chỉ mất thời gian. Lại nói về chế độ cải cách giáo dục tân tiến, tôi chẳng thấy nó tân tiến một chút nào cả, con tôi vẫn phải đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng và mệt mỏi vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải.
          Ở Việt Nam, giao thông cũng là một điều cực kỳ đáng sợ. Vì thế, dù bận mấy thì bận, tôi vẫn đưa đón con mỗi ngày, vừa đỡ cho con được những chiếc cặp nặng nề, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho con.
Khi bé gái út của tôi vào lớp một, rất may bé đã biết đọc, viết chút ít do học theo anh hai của bé dù bé không được đi học mẫu giáo. Lúc này, việc làm ăn của tôi tiến triển tốt đẹp hơn, cộng thêm sự giúp đỡ từ gia đình nên tôi đã có tiền thuê người giúp việc và gia sư giỏi kèm cặp từng môn cho các con. Việc này giúp các cháu tiến bộ rất nhanh. Đúng lúc này, nhờ nghề thiết kế tay trái, tôi nhận được hợp đồng làm việc tại châu Âu và được bảo lãnh 3 con đi cùng.
Các con tôi bắt đầu một cuộc sống mới ở Đan Mạch. Ở đây tôi chỉ xin nói về điều kiện học tập.

Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái

Lần đầu tiên trong đời, các con tôi được đến trường vào lúc 9 giờ sáng, vì thế, các cháu có thể ngủ thật sâu, đảm bảo sức khỏe và tinh thần minh mẫn trước khi đến trường.

Các cháu không cần mang theo bất kỳ một loại sách vở nào, không phải mua sách vở, đồ dùng học tập. Thứ duy nhất mà chúng tôi phải sắm là cặp sách và thứ duy nhất phải mang theo hàng ngày trong cặp là snack (đồ ăn vặt) và đồ ăn trưa.
Các cháu thường học các môn học bắt buộc như: tiếng Đan Mạch, tiếng Anh, các môn Lịch sử, Xã hội. Ngoài ra các cháu còn được học các môn chính như Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lý, Địa lý, Sinh vật, Hóa, Giao thông, Giới tính, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thiết kế, Mộc, Kinh tế gia đình….
Lớp học bắt đầu từ lúc 9h15, sau đó nghỉ giải lao, ăn trưa và kết thúc buổi học lúc 12h30. Ai có tiền thì đăng ký cho bé ở lại trong câu lạc bộ trong trường đến tối. Tại câu lạc bộ (cho trẻ nhỏ) và SFO (cho trẻ lớn hơn), các cháu có các giáo viên bộ môn hướng dẫn và tham gia các trò chơi, giải trí, kèm theo nấu nướng và ăn thêm một bữa phụ.
Tại đây học sinh có cơ hội phát triển tình bạn với tất cả bạn bè trong trường, tăng khả năng giao tiếp và ngoại ngữ. Thường khi về đến nhà, các cháu mang theo sách mượn từ thư viện trường để đọc, có rất nhiều thời gian, không có bài tập về nhà, đến trường không lo điểm số cao thấp, vì không có việc chấm điểm.
Nhà trường ở Đan Mạch được xét như là một thiết chế nghiêm chỉnh, độc lập, tôi có thể chọn cho các cháu học ở trường công ( 100% miễn phí, kể cả giáo dục bậc cao như: đại học, cao học…), trường tư ( gần như miễn phí, vì chính phủ đã tài trợ gần như hoàn toàn), hoặc ở nhà…
Các cháu sẽ được đưa đón tận nhà nếu như đúng tuyến xe buýt của trường. Nếu không, các cháu sẽ có thẻ xe buýt, tàu điện hàng năm để đi lại miễn phí. Hệ thống giao thông công cộng cũng như an ninh ở Đan Mạch khá tốt. Có lần mải chơi, hai con tôi xuống tàu, còn lại một cháu còn ngồi lại trên tàu, khi tôi đang lo lắng tìm cháu, thì khoảng 15 phút sau cảnh sát thông báo đã chở cháu về nhà an toàn…
Đó chỉ là một trong những điều khác biệt, chưa kể phúc lợi xã hội dành cho trẻ em như tiền trợ cấp hàng tháng cho đến khi trưởng thành, hay hệ thống y tế.... Sau đó, chúng tôi chuyển đến Canada, tại đây chương trình học phong phú hơn nhiều so với Đan Mạch.
Các cháu học từ 9h15–15h. Năm học cũng bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 6 và không phân chia học kỳ. Lớp học có 1 giáo viên chính, một giáo viên phụ chính và nhiều giáo viên phụ khác, sĩ số khoảng 20–30 học sinh/lớp. Chương trình học ở đây gồm có tiếng Anh, tiếng Pháp, Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Xã hội học, Giáo dục thể chất…. Sau giờ học, gia đình nào có điều kiện thì cho các cháu tham gia các chương trình ngoài giờ, tùy theo độ tuổi, các môn học như: Nữ công gia chánh (đan lát, thêu thùa, nấu nướng, bảo mẫu ( babysister)…); Thể dục thể thao ( yoga, thể dục nhịp điệu (aerobic), thể dục máy, golf, tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, khúc côn cầu ( hockey), đấm bốc, luyện thể hình, cầu lông ( badminton), võ thuật ( Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), trượt băng, nhảy ( khiêu vũ, múa bụng, múa Trung Hoa, múa hiện đại, múa ba lê , karaoke, party dance , hiphop, jazz, bơi lội, chèo thuyền (canoeing), kayaking, sơ cấp cứu, cứu hộ,…
Nghệ thuật và các môn học khác: Vẽ các thể loại, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc (dương cầm (piano), guitar, organ, vĩ cầm (violin), thổi sáo, chơi trống, luyện thanh…), drama (học cách diễn xuất trước ống kính từ những câu chuyện truyền thống, đọc thơ, kịch câm, hát hò…) thủ công ( xếp hộp, làm thiệp, xếp hình origami, nặn đất sét nghệ thuật, …), viết văn, làm thơ...
Tất cả những môn học ngoài giờ kể trên đều phải đóng tiền để tham gia, tuy nhiên, các cháu cũng được hỗ trợ một tài khoản riêng chuyên dùng thanh toán cho các hoạt động này. Vì thế, nếu điều kiện kinh tế có hạn, thì gói ghém, chọn lọc kỹ cũng tiết kiệm được phân nửa.
Ngoài ra, hàng tuần, nhà trường thường có các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, thăm viện bảo tàng, khám phá tài nguyên…, bọn trẻ cần phải đóng tiền để có thể tham gia các hoạt động này, thường từ 5USD đến 30USD mỗi lần. Học phí miễn phí, sách mượn từ thư viện trường, hàng năm các cháu phải mua sắm dụng cụ học sinh, giấy, tập, thường không đáng bao nhiêu tiền.
Tại trường, có căn tin, hàng tháng các cháu đóng tiền ăn khoảng 50-60 USD. Cha mẹ có thể cùng con chọn ăn những món ăn bản xứ để được nấu theo yêu cầu nếu muốn. Sau đó thì được phát một thẻ căn tin, đến giờ ăn trưa, các cháu sẽ mang khay của mình ra lấy phần ăn, tráng miệng. Tương tự, ai muốn con của mình có snack thì phải đăng ký mua để cháu lót dạ trong giờ chơi.
Cũng giống như ở Đan Mạch, học sinh không mặc đồng phục đến trường. Học sinh và thầy cô giáo thường mặc đồ bình thường, thoải mái để đi học/đi làm. Riêng những dịp đặc biệt như ngày chống bắt nạt, ngày vì môi trường, vì động vật..., thì cả trường phải mặc những bộ quần áo hoạt hình, hoặc quần áo cùng màu trong ngày đó. Cũng như Đan Mạch, luật pháp Canada không cho phép trẻ em ở nhà một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Điều này bước đầu có thể khiến cho người mới đến từ Việt Nam cảm thấy gò bó. Ở Việt Nam, chúng ta có thể để con trẻ ở nhà và chạy ra ngoài một lát, tuy nhiên, ở Canada thì không được phép.
Canada và Đan Mạch đều có hệ thống thư viện đồ sộ và phong phú, gần nơi tôi ở có một thư viện mới khai trương.
Thư viện này rất lớn và đẹp, có quầy phục vụ ăn uống nhẹ, cuối tuần, các con tôi thường đến thư viện chơi, mượn sách vở, băng đĩa, chơi game, kết bạn mới. Nếu tìm không thấy loại sách, băng đĩa… cần thiết thì có thể đặt thư viện mang về, thông thường thì từ 2 ngày đến 1 tuần là người ta sẽ thông báo cho mình đến nhận.
Học sinh thường bắt đầu trở về nhà trong khoảng thời gian 17h – 21h, tùy theo đăng ký học thêm môn học tùy chọn nào. Vì thế, tùy điều kiện sức khỏe của trẻ, kinh tế gia đình cũng như giờ giấc làm việc của cha mẹ, để chọn đăng ký cho các cháu những lớp học phù hợp nhất.
Yvonne R. Nguồn Tin nhanh Việt Nam

Đậu đỗ tốt cho bệnh nhân tiểu đường



         Đậu đỗ thực sự là loại rau củ thần kỳ, khi giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim ở người mắc tiểu đường tuýp 2, một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine. 


         "Các nghiên cứu trước kia của chúng tôi cho thấy thực phẩm họ đậu đỗ rất có ích trong việc hạ mức đường máu. Đây là công trình đầu tiên cho thấy tác dụng của họ đậu lên các yếu tố nguy cơ tim mạch, và chúng cũng có tác dụng hạ huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường", tác giả nghiên cứu, tiến sĩ David Jenkins từ Trung tâm giảm nhẹ nguy cơ, Bệnh viện St. Michael (Canada) phát biểu.
          Khảo sát được thực hiện trên 121 người bị tiểu đường tuýp 2, ăn theo chế độ khác nhau trong 3 tháng. Một nhóm ăn bổ sung một cốc hạt đậu mỗi ngày (190 gram, gồm có đậu xanh, đậu hà lan và đậu lăng), nhóm kia ăn theo chế độ ngũ cốc dạng thô để tăng lượng chất xơ.
           Kết quả, nhóm ăn một cốc hạt đậu mỗi ngày có thêm tác dụng giảm huyết áp rõ rệt. Đây là lợi ích rất quan trọng vì "huyết áp cao là nhân tố lớn góp phần gây suy thận ở các bệnh nhân này", Jenkins nói.
          Tiểu đường tuýp 2 là dạng tiểu đường phổ biến nhất hiện nay, có liên quan chặt chẽ đến chứng béo phì. Người bệnh dễ mắc các vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù lòa... Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và ít vận động.
           T. An (theo Huffington Post) - Nguồn Tin nhanh Việt Nam

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Nói và… làm



          Mấy ngày qua tại huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) liên tục xảy ra động đất. Cao điểm như ngày 23-9 đã xảy ra liên tiếp 7 trận động đất. Xin không bàn về việc động đất mạnh 4,8 độ richter hay chỉ mạnh 4,1 độ richter như cơ quan chức năng công bố. Tuy nhiên dù là động đất kích thích do ảnh hưởng của hồ chứa nước Thủy điện  Sông Tranh 2 hay do hoạt động của lòng đất thì bây giờ cường độ đã cao hơn 4 độ richter chứ không chỉ hơn 3 độ richter như trước. Vậy nên người dân không thể không lo lắng khi tình hình thực tế diễn ra hoàn toàn trái chiều với kết quả các nhà khoa học công bố từ nhiều năm trước.
         Cũng vì lẽ đó, điều mà lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng như người dân ở đây mong chờ lúc này là những công bố trung thực và nghiêm túc của những người có trách nhiệm.
          Trong bối cảnh ấy, sau khi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải quyết định chưa tích nước tại hồ chứa của công trình thủy điện này, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ cho những thiệt hại của người dân thì lại có những ý kiến rất đáng chú ý. Tại cuộc họp với báo giới ngày 24-9, Trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư Thủy điện Sông Tranh 2 đã phát biểu: "Tôi nghĩ người dân hãy yên tâm sống!", rồi "công trình  nào cũng có cái được, cái mất, chúng ta phải chấp nhận"… cuối cùng là "người dân nên chia sẻ cùng chúng tôi". Trên thực tế không phải những người dân ở đây không chia sẻ trách nhiệm của mình với cơ quan chức năng và nhà đầu tư, có như vậy dự án Thủy điện Sông Tranh 2 mới có được hình hài như ngày hôm nay. Nhưng cái người dân cần bây giờ không chỉ là lời nói mà là những việc làm, hành động cụ thể, những con số đưa ra từ phân tích khoa học, những cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm… Ngay như việc kiểm tra, hỗ trợ bồi thường những thiệt hại như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 21-9, tới giờ người dân vẫn đang phải chờ.
           Thế mà người dân được khuyên hãy cứ yên tâm sống, chờ đợi và chia sẻ… Trong khi đó, chính người phát ngôn những câu nói trên cũng thừa nhận, bản thân cùng gần 150 con người của Ban quản lý dự án không tránh khỏi sự hoảng sợ khi trực tiếp chứng kiến cảnh động đất.
          Niềm tin của người dân phải dựa trên những cơ sở nhất định chứ không thể dựa vào những lời nói cảm tính của một số cá nhân. Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về những công việc phải làm của từng ngành, đơn vị, cơ quan chức năng đều rất cụ thể. Vấn đề là cần hiện thực hóa những chỉ đạo đó bằng hành động để có những đánh giá, nhận định, giải pháp… một cách khách quan, trung thực. Chứ cứ nói để mà nói thì dễ, ai chả làm được!
           Dục Tú - Báo Hà Nội mới

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Bị 'chém' một triệu đồng cho 4 miếng dứa ở Hồ Gươm


Mấy người khách du lịch nước ngoài còn đang loay hoay chọn tiền để trả thì đội quân hàng rong đã nhanh tay rút mất một triệu đồng cho bốn miếng dứa (thơm) và công chụp ảnh.
Hàng ngày tôi phải chứng kiến những người bán chuối, bán dứa trên đôi quang gánh ở Hồ Gươm, Hà Nội. Cứ hễ thấy khách nước ngoài bất kể già trẻ gái trai là mấy người bán rong này đặt ngay những đôi quang gánh lên vai và đội nón lá lên đầu khách mặc cho họ có đồng ý hay không.
Khách du lịch thì cứ nghĩ người Việt Nam mình thân thiện, mến khách rồi đưa máy ảnh lên chụp. Nhưng ôi thôi quang gánh chưa kịp hạ xuống đã bị nhóm người này giúi luôn cho một túi vài miếng dứa hoặc chuối.
Các bạn có biết không, họ đòi hai trăm ngàn đồng cho vài miếng dứa. Khách kêu đắt thì họ bảo phải trả cả tiền cho thuê đôi quang gánh chụp ảnh nữa.
Nhiều lần tôi thấy cảnh mấy người khách du lịch có lẽ mới sang Việt Nam lần đầu còn chưa biết nhận dạng mệnh giá tiền Việt. Khi họ còn đang cầm ví tiền trên tay thì những người bán rong đã thò tay rút ngay những tờ mệnh giá 500.000 đồng. Mấy vị khách còn đang loay hoay chưa kịp tính ra số tiền Việt của họ là bao nhiêu thì những người quang gánh đã nhanh chân đi mất.

Và một lần tôi chứng kiến những người bán chuối, dứa này rút từ ví của du khách một triệu đồng cho 4 miếng dứa gai và tiền công ảnh. Địa bàn hoạt động của những người này thường ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Hàng Thùng.
Tôi là một công dân sống tại khu vực Hồ Gươm. Là một người trẻ cũng thường xuyên đi du lịch trong nước và các nước ASEAN, tôi thấy Hà Nội có phong cảnh đẹp và có nhiều nét đặc trưng bản địa.
Vậy nhưng du khách nước ngoài đến đây một lần và hầu như không trở lại nữa cũng vì vô vàn những lý do, mà sự chèo kéo bán hàng, chặt chém đến mức ''lừa đảo'" của những người bán hàng rong là một trong những nguyên nhân.
Nguyễn Tiến Minh - Báo Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net)

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Công sở: Mùa du lịch, mùa... tòm tem


Người thì xa vợ, kẻ xa chồng, đã lợi dụng những chuyến đi du lịch cùng công ty để tranh thủ "mèo mả gà đồng".
Hè đến là dịp các công ty, cơ quan tổ chức những chuyến du lịch cho toàn thể nhân viên. Thường thì những chuyến đi như thế này vừa là dịp để mọi người nghỉ dưỡng, xả hơi, vừa tạo cơ hội mọi người tìm hiểu và cảm thấy gắn bó hơn với cơ quan, đồng nghiệp. 
Tuy nhiên, bên cạnh những mục đích rất chính đáng này, nhiều chuyến du lịch của các công ty lại bị méo mó bởi trò "mèo mả gà đồng". Và không ít trường hợp, nhân viên đi du lịch về chẳng thấy được nghỉ ngơi thư thái, mà còn nơm nớp lo lắng gia đình tan đàn sẻ nghé, công việc trượt dốc không phanh chỉ vì trót nghỉ ngơi "quá đà".
Quý ông tranh thủ “ăn vụng"
Chuyến du lịch "định mệnh" cùng cơ quan tới Nha Trang hè năm ngoái vẫn chưa hết ám ảnh Nguyễn Hoàng (Cầu Giấy, Hà Nội). "Bão tố" mà Hoàng mang về từ Nha Trang suýt nhấn chìm tổ ấm gia đình anh.
Hoàng kể: “Hồi đó vợ bầu bí, sợ bụng to đi lại có vấn đề gì nên mình không dám mạo hiểm để vợ đi cùng. Mà mình lại là trường phòng, không đi không ổn. Được vợ động viên, mình hào hứng tham gia lắm, nghĩ cũng là thời gian tranh thủ nghỉ ngơi thư giãn cùng anh em trong phòng”.
Điều Hoàng không lường được là sau chuyến du lịch, gia đình anh lại chao đảo bởi cuộc tình một đêm với cô nhân viên trẻ mới về phòng, có cái tên trùng hợp ngẫu nhiên: Nha Trang. Tăm tia anh trưởng phòng đẹp trai, tài cán nhưng Trang chưa có dịp nào tiếp cận. Nay thấy trường phòng “đơn thân” đi nghỉ, Trang lập tức chộp cơ hội ra tay.
Hoàng thở dài: “Mình tự nhận là người khá chuẩn mực, yêu vợ và có trách nhiệm với gia đình. Nhưng phàm đã là đàn ông thì đôi khi không vượt được ham muốn bản năng mà mắc lỗi tày đình”. Ngôi trên bãi biển lâng lâng với sóng, với gió biển Nha Trang, ngà ngà men rượu, rồi lại được cô gái “ngực to, eo nhỏ” thỏ thẻ những lời mật ngọt, Hoàng không cầm được lòng. Bao nhiêu tháng ngày “thiếu thốn” vì vợ mang bầu phải kiêng kỵ lại càng làm cho Hoàng mất kiểm soát, như có “ma xui quỷ khiến”, bãi đáp của anh và cô nhân viên trẻ là một khách sạn ven biển.
Trở về sau chuyến du lịch, Hoàng dằn vặt nhưng vẫn ngỡ mọi chuyện sẽ ngủ yên trong bóng tối. Ai ngờ cô nhân tình “thời vụ” không để anh yên thân. Cô nàng thường bóng gió dọa trưởng phòng là có clip "yêu đương mặn nồng, bao giờ anh quên em, em lại gửi cho anh xem".
Hoàng bị ép thăng chức chóng vánh cho Trang làm trưởng nhóm, rồi làm trợ lý thư ký. Chưa hết, thời gian chăm lo cho vợ bầu của anh giờ cũng phải san đôi, sẻ nửa cho Trang. “Hơi tí là cô ấy lại dọa em đang buồn nôn lắm, hình như nghén rồi. Chỉ vì một lần ăn vụng mà mình sống dở chết dở”, Hoàng thở dài ngao ngán.
Chị em tranh thủ “nổi loạn”
Những dịp một mình đi nghỉ cùng cơ quan là khoảng thời gian hiếm hoi chị em được gạt bỏ gánh nặng gia đình. Thế nhưng khi xa chồng con, nhiều chị em lại không cưỡng nổi cám dỗ và chấp nhận nổi loạn.
Những dịp một mình đi nghỉ cùng cơ quan là khoảng thời gian hiếm hoi chị em được gạt bỏ gánh nặng gia đình. Thế nhưng khi xa chồng con, nhiều chị em lại không cưỡng nổi cám dỗ và chấp nhận nổi loạn.
Chuyến du lịch cùng cơ quan sang Singapore năm kia, mặc dù "nương tay" không cướp mất của chị Thu Hà (Hàng Da, Hà Nội) một gia đình êm ấp, những cũng đã lấy đi cơ hội thăng chức chủ nhiệm dịch vụ kiểm toán những tưởng đã nằm trong tay chị. Sự thể cũng chỉ vì một phút không kiểm soát được bản thân, chị Hà đã ngã vào lòng Sơn, một đồng nghiệp nam khác phòng mà chị thường xuyên cộng tác.
"Mình và anh chàng đồng nghiệp đó làm việc khá ăn ý ở cơ quan. Quý mến nhau là chính chứ chưa bao giờ có tình ý mập mờ. Đợt đó đi du lịch với cơ quan, chồng mình bận không đi cùng được. Trong khi anh ấy cũng đi một mình. Bỗng dưng trở thành những người du lịch cô đơn, hai anh em rủ nhau đi dạo đến khuya. Anh ấy rủ mình thử đi bar trải nghiệm đẳng cấp ăn chơi của dân Singapore. Mình đồng ý. Rồi chếnh choáng men rượu, rồi... chuyện ấy xảy ra", chị Hà tâm sự.
Chị Hà bấm bụng thưởng thức những phút “thăng hoa” nơi xứ người, và quyết tâm sẽ xóa sạch sẽ tất cả khi trở về với gia đình. Nhưng mối tình vụng trộm ấy lại kéo dài dai dẳng ngoài ý muốn của chị.
“Anh viện cớ gia đình anh không hạnh phúc để gọi điện chia sẻ, email thăm hỏi hàng ngày với mình. Những ký ức lần vụng trộm đó đeo bám mình. Vừa sợ, vừa háo hức mình đã cố dứt ra mà càng ngày lại càng lấn sâu vào".
Những buổi công tác, họp hành, tiếp khách càng ngày càng trở nên nhiều hơn. Đó là những lý do người phụ nữ này đưa ra để che mắt chồng dành thời gian đi với nhân tình. Nhưng rồi, cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra. Vợ của Sơn đã "tóm dính" khi hai người đang thậm thụt gửi xe vào khách sạn.
Cả cơ quan nhốn nháo bàn tán "phẩm hạnh" của chị Hà. Còn hậu quả thì chị lãnh đủ, chưa kể gần như quên hẳn giấc mơ thăng chức chủ nhiệm. Đến giờ, khi nhắc đến câu chuyện của chị Hà, nhiều người vẫn chép miệng "đổ tội" cho chuyến du lịch "định mệnh" năm nào.
Theo TTVN