Tìm kiếm

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Chiến lược phát triển nông thôn bền vững


          1.Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển.
Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đô thị hóa; Kiểm soát dân số; Bảo vệ môi trường sinh thái. Có thể nói về thực chất của công cuộc chấn hưng đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là phát triển nông thôn bền vững với 4 quá trình đó.
          2. Xét riêng quá trình phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, đánh bắt hải sản), yếu tố đầu tiên và căn bản là nông sản phải đảm bảo 4 yêu cầu:
         - Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao.
          - Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
        - Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
       - Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
       Muốn đáp ứng 4 yêu cầu trên, nền nông nghiệp phải được phát triển trên các cơ sở: thực hiện một nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông phẩm hàng hóa vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường sống tốt đẹp cho con người; nông sản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình GAP (good agriculture practice), ISO.1.4000 và HCACCP; và áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản. Muốn vậy cần triển khai các mô hình sản xuất:
        - Các trang trại có quy mô lớn về diện tích đất, đầu con gia súc, gia cầm, chủ yếu tồn tại dưới hình thức trang trại gia đình hay trang trại cá nhân, trang trại hợp doanh có 1 cấp quản trị, phải trở thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu kết hợp với du lịch nông thôn trên các vùng nông nghiệp sinh thái.
          - Các HTX làm dịch vụ đầu vào-đầu ra cho các trang trại phải trước hết và chủ yếu là của các chủ trang trại này, được thành lập và phát triển do nhu cầu và khả năng quản lý của chính các chủ trang trại sản xuất hàng hóa nông sản có quy mô lớn. Đồng thời, việc điều hành hoạt động kinh tế của các HTX phải do những nhà quản trị chuyên nghiệp (được đào tạo và trả công xứng đáng theo giá cả sức lao động trên thị trường) đảm trách.
          - Sản xuất theo hợp đồng (Contrac farming) giữa các trang trại và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, trên thị trường trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp du lịch sinh thái, phải trở thành hình thức giao dịch buôn bán nông sản phổ biến và chủ yếu. Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản và du lịch nông thôn phải là lực lượng nòng cốt tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa của đất nước.
         Những mô hình sản xuất kể trên là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp - cơ sở của sự phát triển bền vững đối với một nước có mức bình quân diện tích trên nhân khẩu thấp như nước ta.
Muốn thực hiện được mô hình sản xuất nói trên, thể chế quản lý vĩ mô của Nhà nước phải đảm bảo:
        - Tạo khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động lành mạnh để quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra thuận lợi, hình thành các trang trại quy mô lớn.
        - Đào tạo miễn phí cho con em nông dân, từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học cơ sở và trung học cao đẳng nghề nông nghiệp, để tạo ra một đội ngũ chủ trang trại “thanh nông tri điền” và các kỹ thuật viên nông nghiệp trên tất cả các vùng nông nghiệp sinh thái.
        - Đầu tư cho hoạt động khuyến nông để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nông dân hiện hữu theo nhu cầu của nông dân và thị trường nông sản, không phân biệt chủ thể (tổ chức) hoạt động khuyến nông.
        - Tài trợ 100% kinh phí cho các đề tài khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, không phân biệt chủ thể (tổ chức và cá nhân) thực hiện các đề tài khoa học này.
3. Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo mô hình nhiều trung tâm trên các vùng sinh thái tự nhiên và nhân văn; mỗi trung tâm lại có nhiều “vệ tinh”, kết nối chặt chẽ với nhau về kinh tế-văn hóa, xã hội, lịch sử và sinh thái. Mô hình này cho phép tiến tới xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn xét về mức sống vật chất và tinh thần. Điều khác biệt chỉ còn là ở chỗ, mật độ dân số và các công trình xây dựng ở đô thị cao hơn nông thôn, còn môi trường sinh thái tự nhiên ở nông thôn tốt hơn thành thị; Nông thôn có cảnh quan thiên nhiên thỏa mãn nhu cầu du lịch nông thôn của dân cư thành thị.
           Muốn vậy, thể chế quản lý vi mô của Nhà nước cần:
         - Không được hy sinh lợi ích của bất kỳ nhóm dân cư nào trong quá trình phát triển nông thôn, nhất là trong việc xây dựng các khu công nghiệp - đô thị mới, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
        - Quy hoạch hệ thống các đô thị trung tâm và vệ tinh trên cả nước và ở mỗi vùng kinh tế-sinh thái; có chính sách tài trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị vệ tinh, phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp và sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư. Nhà nước phải đứng ra tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp - đô thị, kết cấu hạ tầng, rồi đấu thầu cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện quy hoạch (không để các doanh nghiệp- chủ đầu tư, trực tiếp thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng như hiện nay). Tiền lời thu được qua bán đấu giá phải ưu tiên chi cho việc “an cư, lạc nghiệp” của người dân bị giải tỏa đất đai, nhà cửa, di dời đến chỗ ở mới với công ăn việc làm tốt hơn nơi ở cũ.
        - Đào tạo nghề phi nông nghiệp miễn phí cho nông dân theo yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị, trước hết là cho các đô thị vệ tinh.
       - Miễn, giảm tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các cơ sở công nghiệp, dịch vụ đóng tại nông thôn và các khu đô thị vệ tinh.
        - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: giao thông (kể cả đường sông), cơ sở giáo dục phổ thông và dạy nghề, chăm sóc sức khỏe con người, cung cấp nước sạch, khu nhà ở cho người thu nhập thấp ở các khu công nghiệp - đô thị vệ tinh. (Không dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư mà chỉ tài trợ lãi suất hay cho vay ưu đãi đối với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kinh doanh, như hệ thống sản xuất, truyền tải điện, bưu chính - viễn thông, cầu - đường giao thông có thể thu phí dưới hình thức BOT).
         Để thực thi thành công chiến lược xây dựng nông thôn phát triển bền vững, Chính phủ cần thành lập chương trình quốc gia về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững do 1 phó Thủ tướng trực tiếp điều hành; còn ở các tỉnh, Chủ tịch tỉnh phải trực tiếp điều hành chương trình này. (Chẳng lẽ vấn đề an toàn giao thông, phòng chống HIV/AID… có chương trình quốc gia, còn vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn lại không có, vì ít quan trọng hơn???).
          Vũ Trọng Khải

Tiếng Việt đang “dài” ra!

            Theo Sài Gòn Tiếp thị - GS.TS Nguyễn Đức Dân
        Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm”. Sao không nói: “Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập” cho gọn?
         Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả “người tham gia giao thông”, “các phương tiện tham gia giao thông”. Sao không nói “người đi lại”, “xe cộ” cho ngắn?
Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?
            Dai, dài, nhưng an toàn!
          Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ trong truyện Đôi mắt của Nam Cao đã nói thuộc lòng một bài ba giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công… “dài đến năm trang giấy”. Những người này cứ nói ra “là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa…” (trích Đôi mắt, 1948). Cách nay 63 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người dân bình thường những khái niệm cao xa mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Sáu, bảy thập kỷ là khoảng thời gian tạo ra hai thế hệ, đủ dài để hình thành thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo. Điều này dẫn tới hệ luỵ là xã hội hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Vả lại, nếu ai đó muốn bình luận sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành “người có vấn đề”. Kết quả là người ta lo nói năng an toàn, cầm giấy phát biểu theo những giáo điều, dần dần hình thành thói quen kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục. Nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng vẫn cần thể hiện mình. Vậy là sinh ra lối nói sang trọng với nhiều từ Hán – Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo và những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa.
           Những lối nói dư thường gặp
Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản.
       Qua phim truyền hình và một số chương trình truyền hình gần đây, có thể bắt gặp những lối nói dư sau: 
        Dùng lặp hai từ Hán – Việt và thuần Việt đồng nghĩa: như “Nạn rải đinh tái xuất hiện trở lại” (Chào buổi sáng, 6.5.2011). Tái xuất hiện là xuất hiện trở lại. Nói nạn rải đinh “xuất hiện trở lại” là đủ. Và “Mời các bạn nghe những tin tức cập nhật đầu tiên trong ngày” (Chào buổi sáng, 13.1.2010). “Cập nhật” là trong ngày. Nói “tin tức đầu tiên trong ngày” là đủ. Nguyên nhân chính của loại dư quá phổ biến này là trong nhận thức của người Việt hiện nay, nghĩa của nhiều yếu tố Hán – Việt đã “mờ” đi nên nhiều người không thấy “dư” nữa.
Lặp lại những diễn đạt đồng nghĩa: như “Mục đích cô đến đây để làm gì?” (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 18, VTV3). Sao không biên tập thành “Cô đến đây làm gì?” cho gọn? Lại nữa: “Chắc có lẽ là vậy” (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 19). “Chắc” và “có lẽ” là hai từ thể hiện hành vi phỏng đoán một khả năng không chắc chắn. Nói “Chắc vậy” hoặc “Có lẽ vậy” là đủ.
Đưa vào lời nói những yếu tố đương nhiên tồn tại: như “Anh xin lỗi! Anh đã tát vào má em” (phim Sự quyến rũ của người vợ, VTV3, 1.6.2011). Một khi mở bàn tay đánh vào má thì gọi là “tát”, đánh vào mông gọi là “phát”, đánh vào mồm miệng gọi là “vả”, đánh vào tai gọi là “bạt”. Vậy nói “Anh xin lỗi! Anh đã tát em” là đủ. 
         Nói dư thành sai: như “Ở Việt Nam chủ yếu có mấy loại gấu? Gợi ý: hai, ba hay bốn?” (Đấu trường 100, VTV3, 30.5.2011). Đáp án (lời MC): “Hai. Không có thêm loại gấu nào nữa đâu”. Từ “chủ yếu” khiến câu hỏi định lượng này mang tính xác suất. Đáp án “hai” khiến người nghe nghĩ rằng còn một loại gấu thứ ba (thứ yếu) nữa. Dù 99,9% gấu ở Việt Nam là hai loại gấu ngựa và gấu chó thì vẫn có 0,1% thuộc loại gấu thứ ba. Nói như MC “Không có thêm loại gấu nào nữa đâu” là không chuẩn. Còn như, nếu chỉ có hai loại gấu thì từ “chủ yếu” làm câu hỏi trên sai.
           Ví dụ khác: “Sáng tác này của Trần Hoàn vào năm nào: a) 1948, b) 1958, hay c) 1968?” Đội A: 1958. Lời MC: “Đáp án này hoàn toàn sai”; Đội B: 1948. Lời MC: “Vâng, hoàn toàn chính xác!” (Trò chơi âm nhạc, VTV3, 29.7.2011). Nếu 1948 là hoàn toàn chính xác, 1958 là hoàn toàn sai thì năm nào là chính xác không hoàn toàn, năm nào là sai không hoàn toàn? MC nói dư từ “hoàn toàn”.
          Dùng chập những cụm từ đồng nghĩa: như “Một nữ tử tù trốn thoát, điều này chưa từng xảy ra bao giờ từ trước đến nay” (phim Nữ tử tù, VTV3, 17.5.2009). “Chưa từng” là chưa bao giờ và cũng là từ trước đến nay chưa xảy ra. Vì vậy, câu trên dư chập ba. Có ba cách nói ngắn hơn: “điều này chưa xảy ra bao giờ”; “điều này chưa từng xảy ra” và “điều này từ trước đến nay chưa xảy ra”.
          Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới lối nói dư thừa.

9 giải pháp hạ lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

         Sau khi họp với 12 ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước ngày 26/8 vừa qua, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đưa ra 9 giải pháp triển khai hoạt động ngân hàng trong 4 tháng cuối năm 2011 nhằm bình ổn thị trường tiền tệ và tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước.
        Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%.
       Thanh khoản VND toàn hệ thống đang dư thừa. Do vậy, NHNN xem xét tạm thời chưa áp dụng quy định về tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư số 13, Thông tư 19 ( tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động không vượt quá 80%) nhằm tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2, giúp các tổ chức thiếu vốn có điều kiện tăng trưởng tín dụng trong giới hạn 20% và hạ được lãi suất cho vay.
       Thứ hai, tùy theo diễn biến thị trường, đặc biệt là tình hình cung cầu ngoại tệ, NHNN tiếp tục điều hành cung tiền linh hoạt, đảm bảo hài hòa mức tăng và lượng cung ứng tiền qua các tháng, đảm bảo mục tiêu chính sách tiền tệ.
       Thứ ba, từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các TCTD đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường. Đồng thời, giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ đối với khách hàng là tổ chức và dân cư.
        Thứ tư, NHNN sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay; tăng tỷ lệ và mở rộng phạm vi áp dụng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD.
       Thứ năm, NHNN sẽ điều hành tỷ giá sao cho đến cuối năm mức biến động tối đa là 1%. Định hướng này được dựa trên cán cân thanh toán quốc tế có khả năng thặng dư từ 2,5-4,5 tỷ USD và dự trữ ngoại hối nhà nước tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Trong mọi tình huống, NHNN đủ sức để can thiệp bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối.
        Thứ sáu, NHNN sẽ điều hành theo mục tiêu bình ổn giá vàng trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá. NHNN xây dựng và trình Chính phủ phương án bình ổn giá vàng trong ngắn hạn và phương án NHNN huy động vàng trong nền kinh tế để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người dân nắm giữ vàng cũng như tăng cường sự quản lý của Nhà nước.
       Thứ bảy, NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD, trước mắt tập trung thanh tra các TCTD có tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao, xử lý nghiêm và kịp thời đối với những sai phạm của TCTD.
       NHNN yêu cầu các TCTD tự giám sát việc thực hiện trần lãi suất huy động vốn, trường hợp phát hiện vi phạm tại đơn vị nào phải báo cáo NHNN để xử lý nghiêm.
        Thứ tám, các TCTD cần đánh giá về năng lực tài chính, về cơ cấu nguồn vốn và tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là khách hàng để tránh tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, đi vay với lãi suất cao có thể dẫn tới phá sản.
         Thứ chín, Thống đốc sẽ thường xuyên duy trì một cơ chế đối thoại chính sách giữa NHNN với các NHTM và đặc biệt là với 12 NHTM hàng đầu của Việt Nam. Trừ trường hợp đột xuất, hàng quý NHNN sẽ họp với nhóm 12 ngân hàng để cập nhật và thảo luận những vấn đề trong kỳ của ngành.
          Viet Bao (Theo SBV)

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Vấn đề biển Đông: “dân biết dân mới làm”


TTO - Phát biểu trước Quốc hội sáng 6-8, nhà sử học Dương Trung Quốc dành hầu hết thời gian để trình bày ý kiến về vấn đề biển Đông. TTO xin trích đăng bài phát biểu này. Tít do TTO đặt.
Đại biểu Dương Trung Quốc trong một lần phát biểu tại Quốc hội _ Ảnh Việt Dũng
Tôi xin đưa ra một ví dụ để làm rõ quan điểm của tôi cũng là đề cập đến một vấn đề hệ trọng chưa được Chính phủ quan tâm đúng mức xét từ khía cạnh quan tâm đến lòng tin của dân, đó là vấn đề biển Đông.
Vấn đề nổi bật
Không thể không thừa nhận rằng vấn đề biển Đông, trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia lâu dài là một vấn đề nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe dọa, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. Báo cáo Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Nhà nước nhưng rõ ràng chưa thể hiện đúng mức.
Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không gây hoang mang, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong Báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, được phản ánh trong chương trình nghị sự Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân thông suốt. Phải đến lúc dư luận xã hội và đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng đồng hồ và không thảo luận.
Tôi đã nói với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, những trăn trở của dân, quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.
Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân cần sự tin cậy và thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng với nội giao. Đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân cho dù sự cảnh giác là cần thiết.
“Dân biết dân mới làm”
Là người làm nghề sử tôi muốn nhắc lại một sự kiện cách đây đã 65 năm. Đầu năm 1946 khi cần đối phó với một tình huống ngàn cân treo trên sợi tóc liên quan đến vận mệnh của Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi một nước cờ táo bạo một cách sáng suốt là đã Ký hiệp định sơ bộ 6-3. Thấy nước cờ đấy dân chưa hiểu, thắc mắc, hoang mang, chính quyền cách mạng tổ chức cả một cuộc biểu tình có hàng vạn người tham gia tại quảng trường Nhà hát lớn, hình ảnh hiện nay vẫn còn để nguyên vẹn.
Cho thấy dân quan tâm đến việc nước như thế nào, có cả dân quê, anh phu xe, công chức, thợ thuyền, trí thức v.v... Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp giải thích cả mấy tiếng đồng hồ, Chủ tịch nước đứng trước quốc dân nói rằng đồng bào hãy tin tưởng Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước. Học tập Bác Hồ nên nhớ cách ứng xử với dân của Bác khi vận nước khó khăn.
Cho dù thời đại có nhiều thay đổi, mọi so sánh có thể khập khiễng thì nguyên lý "dân biết dân mới làm" và dân có điều kiện kiểm tra Chính phủ là chuyện của muôn đời. Tại sao đại biểu phải là đại biểu Quốc hội mới có thể dự được một phiên họp kín để được nghe những thông tin mà theo tôi nếu để dân biết thì tốt biết bao nhiêu. Tôi tin rằng dân sẽ tin, còn người ngoài có tin hay không đó là điều thứ yếu.
Tôi nghĩ rằng kỳ họp Quốc hội này chúng ta nên có một hành động, nếu không phải là một nghị quyết riêng thì nên nêu trong nghị quyết chung của kỳ họp nói rõ được quan điểm của chúng ta, lập trường của chúng ta và sự ủng hộ của chúng ta đối với Chính phủ. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả tích cực vào trong sự ủng hộ đồng thuận, ủng hộ của người dân.
Hướng ra biển Đông phải quan tâm đến đất liền
Hướng ra biển Đông nhưng cũng phải luôn quan tâm đến đất liền, trong đó có nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta muốn giữ được chủ quyền chính trị thì phải giữ được chủ quyền kinh tế. Tại kỳ họp cuối cùng của khóa trước tôi đã đặt câu hỏi chất vấn Chính phủ rằng nền kinh tế của ta bên cạnh việc khai thác có hiệu quả những nguồn lực nước ngoài thông qua việc phát triển những mối quan hệ hợp tác nhưng có lành mạnh không, có bị lệ thuộc không?
Biết bao nhiêu vấn đề đã được nêu lên ngay trong Quốc hội với những định lượng rất đáng lo lắng về những khả năng bị lệ thuộc đặc biệt với Trung Quốc cần được quan tâm để điều chỉnh vì chưa thấy những dấu hiệu tích cực thay đổi.
Nêu vấn đề có vẻ tế nhị này nhưng phải trên nguyên tắc "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", còn thiên hạ thì bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích, lợi ích kinh tế, kể cả lợi ích chính trị bằng mọi giá.
Chúng tôi với tư cách là một thành viên của đoàn Đồng Nai là một đại biểu Quốc hội đã đưa vào chương trình bầu cử của mình về con đường 20, chúng tôi lắng nghe ý kiến của TKV, nhưng chúng tôi cũng tự hỏi nếu chúng ta đã nói tình trạng ít hiểu biết về sử thì như chúng ta ít hiểu biết về toán, đến giữa tháng 8 này chúng ta mới bắt đầu trình văn bản mà chúng ta làm sao cuối năm nay có thể lưu thông cho con đường đi được. Các chiến sĩ cánh sát giao thông của tỉnh Đồng Nai đặt câu hỏi: Nếu một chiếc xe 40 tấn đi ngang qua một cây cầu 25 tấn liệu có cho đi qua không?
Chúng tôi nghĩ đây không phải là vấn đề kinh tế mà chính là vấn đề kỷ cương mà trong đó Quốc hội phải chịu trách nhiệm. Vì chúng ta đã thông qua nghị quyết ủng hộ cho việc xây dựng công trình Bô xít mà chúng ta không quan tâm đến khả năng Bô xít đã được di chuyển như thế nào? tạo ra những tình huống khó xử như thế này...
Nguồn: Website Quốc hội

Năm học mới: Cắt chương trình để giảm tải


          TT - Chương trình của tất cả các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều điều chỉnh lược bớt kiến thức.
         Sau nhiều ý kiến của các nhà khoa học, nhà giáo dục cho rằng chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông hiện nay quá nặng, năm học 2011-2012, với mục đích khắc phục những bất cập và giảm tải cho học sinh, Bộ GD-ĐT đã biên soạn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học của cấp tiểu học, THCS, THPT.
Dự thảo tài liệu trên được xây dựng căn cứ vào kết quả các đợt rà soát, đánh giá định kỳ về chương trình - SGK phổ thông và kết quả trưng cầu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, các tổ chức, cá nhân qua phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện dự thảo đang được chuyển cho các nhà trường để nghiên cứu, tiếp tục góp ý nhằm hoàn chỉnh hướng dẫn.
         Lược bớt kiến thức
        Theo dự thảo của hướng dẫn trên, nhiều nội dung kiến thức trong chương trình sẽ được giảm bớt, không dạy hoặc giảm bớt yêu cầu đối với học sinh trong các câu hỏi, bài tập, điều chỉnh một số nội dung dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền khác nhau.
          Cụ thể ở bậc tiểu học, có trên 360 điểm được điều chỉnh ở các môn học toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử - địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục.
          Riêng môn tiếng Việt có nội dung cần điều chỉnh nhiều nhất với trên 80 điểm điều chỉnh. Ở chương trình - SGK lớp 4 có tám bài không dạy, lớp 5 có 18 bài không dạy, nhiều nội dung các bài khác được lược bớt, điều chỉnh câu hỏi quá khó, giảm số bài tập bắt buộc đối với học sinh.
         Theo ông Lê Tiến Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, hầu hết các môn học đều có các phần lược bớt kiến thức, giảm bớt yêu cầu, số lượng bài tập. Ví dụ môn lịch sử - địa lý sẽ không yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến sự kiện lịch sử mà chỉ kể lại sự kiện theo cách hiểu của học sinh, không yêu cầu học sinh thuộc lòng hệ thống kiến thức mà chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm tiêu biểu.
          Môn đạo đức cũng sẽ lược đi, hoặc không bắt buộc thực hiện những yêu cầu không phù hợp với điều kiện của học sinh (như xây dựng tiểu phẩm, sưu tầm tài liệu). Ở môn thể dục, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh việc dạy học phù hợp với điều kiện, trình độ, thể lực học sinh...
          Ở bậc THCS, Bộ GD-ĐT cũng điều chỉnh ở 13 môn học, trong đó môn ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp... Có nhiều bài, phần trong các bài được cắt bớt không dạy. Một số nội dung quá khó, trùng lặp, không gần gũi và không cần thiết với học sinh, không phù hợp với thực tế cũng được điều chỉnh.
          Ví dụ môn văn ở bậc THCS sẽ có gần 20 bài được chuyển sang phần “đọc thêm”, bốn bài không dạy, nhiều phần kiến thức, yêu cầu đối với học sinh được giảm bớt. Tương tự, môn lịch sử có 20 bài không dạy và chuyển sang đọc thêm, nhiều bài khác giảm bớt yêu cầu, kiến thức. Các môn học khác đều có đến hàng chục bài sẽ giảm bớt kiến thức, điều chỉnh yêu cầu đối với học sinh. Đặc biệt, các môn giáo dục công dân, công nghệ sẽ điều chỉnh theo hướng cung cấp kiến thức gần gũi với học sinh, môn công nghệ hướng dẫn giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với học sinh nông thôn và thành thị.
        Bậc THPT cũng điều chỉnh theo hướng lược bớt, giảm nhẹ yêu cầu ở hầu hết các môn học. Nhiều phần kiến thức được chuyển sang phần đọc thêm, hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo.
          Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, ngoài việc điều chỉnh để nội dung kiến thức gần gũi, phù hợp với học sinh hơn, sẽ có thêm thời gian cho thầy trò rèn luyện kỹ năng, thực hành thí nghiệm. Một điều quan trọng nữa là thêm thời gian cho thầy cô giáo nghiên cứu, áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục khó khăn, do thiếu thời gian, do áp lực “chạy hết chương trình” trước đây đã khiến nhiều giáo viên xao nhãng.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp hoặc đưa vào chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp những nội dung cần thiết đối với học sinh phổ thông nhằm thực hiện giáo dục toàn diện. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh, phòng chống bạo lực và tệ nạn xã hội trong nhà trường, cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết.
           Không kiểm tra phần lược bỏ
          Trong dự thảo, Bộ GD-ĐT hướng dẫn với những phần kiến thức được điều chỉnh “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những phần kiến thức không yêu cầu học sinh phải ghi nhớ, các nhà trường không được tổ chức kiểm tra, đánh giá. Những kiến thức đã lược bỏ cũng sẽ không có trong nội dung đề thi của các kỳ kiểm tra học kỳ, cuối năm, kỳ thi tốt nghiệp...
          Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trong năm học 2011-2012, đây là một trong những việc Bộ GD-ĐT mong muốn phát huy chất xám của toàn ngành nhằm thực hiện giảm tải, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới chương trình - SGK phổ thông vào năm 2015.
          Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ về dự thảo trên và lộ trình thực hiện việc điều chỉnh, giảm tải các môn học, ông Hiển cho biết trong khoảng một tuần nữa tài liệu này sẽ ban hành chính thức sau khi hoàn thiện trên cơ sở các góp ý mới. Tài liệu sẽ được in và chuyển đến từng giáo viên các bộ môn của các bậc học để thực hiện ngay trong học kỳ 1 năm học 2011-2012.
          Như vậy, giáo viên sẽ dựa vào chương trình - SGK và tài liệu trên để thiết kế nội dung giảng dạy. Căn cứ vào khung phân phối chương trình của môn học, các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường và giáo viên điều chỉnh phân phối chương trình để phù hợp với nội dung đã được điều chỉnh.
           VĨNH HÀ

Năm học mới 2011-2012: Tập trung giảm tải

TT - Năm học này sẽ là năm học đầu tiên ngành GD-ĐT tập trung đề xuất chủ trương, kế hoạch và giải pháp để xây dựng chương trình hành động hướng tới việc đổi mới căn bản, toàn diện theo nhu cầu phát triển của xã hội.
           Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết:
        - Ở bậc mầm non sẽ tiếp tục triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đồng thời duy trì và phát triển giáo dục mầm non ở các độ tuổi thấp hơn theo nhu cầu và điều kiện của các địa phương.
           Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong năm học mới, Bộ GD-ĐT vẫn xác định nhiệm vụ quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, rèn luyện năng lực tự học của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tăng cường giáo dục kỹ năng sống phù hợp mục tiêu giáo dục; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.
          * Theo thứ trưởng, để thực hiện được các nhiệm vụ của từng bậc học, những việc gì cần được ngành GD-ĐT tập trung quan tâm trong năm học tới?
           - Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện công khai trong các cơ sở giáo dục; thanh tra có chiều sâu các hoạt động hành chính và chuyên ngành ở các cấp học, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các cơ sở giáo dục, tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm, thu góp của các nhà trường.
             Trong năm học tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ chú trọng đến việc quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục, đặc biệt chú trọng nội dung bồi dưỡng về quản lý, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng nhà trường.
          * Để hướng tới việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông, từ năm học này Bộ GD-ĐT có chủ trương gì mới trong việc điều chỉnh chương trình, môn học?
          - Bộ chỉ đạo các nhóm (bao gồm tác giả chương trình, tác giả SGK, giáo viên cốt cán, chuyên viên chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục rà soát nội dung dạy học ở các trường phổ thông, tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng từ các nguồn thông tin, biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải phù hợp với mục tiêu dạy học, triển khai thực hiện từ năm học 2011-2012.
Việc điều chỉnh như vậy nhằm làm cho nội dung dạy học phù hợp hơn, sửa chữa những sai sót nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thông, chứ không phải cắt bỏ nội dung dạy học một cách cơ học. Trên thực tế, học sinh bị quá tải là do rất nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ do kiến thức trong SGK nặng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh nội dung như trên cũng có thể xem là một giải pháp nhằm giảm tải cho học sinh và giáo viên.
* Trong năm học tới, Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì mới trong việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, tạo sức hấp dẫn ở những môn học được xem là cần thiết trong việc giáo dục nhân cách học sinh ở bậc phổ thông?
- Năm học này Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương và các cơ sở giáo dục, tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình: đưa ra các câu hỏi, bài tập hợp lý, phù hợp với từng đối tượng, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.
           Đối với các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục thực hiện đánh giá bằng nhận xét (không đánh giá bằng cho điểm); đối với môn giáo dục công dân kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của HS; đối với các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng; hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất vấn đề.
          * Theo dự kiến năm học mới này, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai đại trà chương trình giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông. Xin ông cho biết cụ thể về việc này? Ngoài ra, Bộ GD-ĐT có những chỉ đạo gì đối với các trường để hạn chế và chấm dứt tình trạng tiêu cực trong lối sống, hành xử của học sinh đang có nguy cơ lan rộng thời gian gần đây?
          - Đây là một trong những vấn đề mới và trọng tâm, các nhà trường cần phối hợp các đoàn thể, các tổ chức xã hội để thực hiện tốt. Trong đó tập trung vào một số nội dung như tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các bài giảng và các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, quan tâm tới những kỹ năng hợp tác và hội nhập, giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống, tự bảo vệ bản thân... từ đó biết cách ứng xử phù hợp trước tác động của xã hội.
          * Xin ông cho biết định hướng của Bộ GD-ĐT trong việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học tới thế nào?
          - Kỳ thi năm học tới phải phát huy được những ưu điểm đồng thời khắc phục các hạn chế, thiếu sót của kỳ thi năm học vừa qua. Những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế chủ yếu để hướng tới tăng cường trách nhiệm của lực lượng coi thi, chấm thi; giao quyền chủ động nhiều hơn cho các sở GD-ĐT trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thi phù hợp với yêu cầu nghiêm túc và điều kiện của địa phương, đồng thời với tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo kịp thời và thông suốt các thông tin và giải pháp trong suốt quá trình thi...
* Đầu năm học mới nào, vấn đề lạm thu tiền trường cũng khiến nhiều phụ huynh học sinh quan tâm. Bộ GD-ĐT có chỉ đạo chung gì để xử lý tốt việc này, tránh gây bức xúc cho người dân?
- Bộ GD-ĐT đã có công văn về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục và công văn hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục, theo đó đã quy định cụ thể trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc để xảy ra tình trạng lạm thu, ép buộc học sinh đóng góp quỹ dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện...
Ngoài ra, vào đầu năm học mới, các cấp quản lý cần chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc phải công khai về thu, chi học phí và các khoản đóng góp của người học để phụ huynh học sinh và xã hội giám sát.
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng lạm thu trong các trường học, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý giáo dục địa phương, chính quyền, đoàn thể và ban đại diện cha mẹ học sinh.
           TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Gian, dỏm – chẳng phải chuyện nhỏ!


Giáo sư:  Hoàng Tụy - nguồn Tạp chí Tia Sáng
Trong một nước mà bằng cấp, chức tước đều có thể mua bán và nạn đạo văn, đạo nhạc, v.v. lan tràn hầu như ở đâu cũng có thì bộ máy hành chính quan liêu tham nhũng chẳng có gì lạ.
Gần đây rộ lên chuyện một số cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh mua bằng tiến sĩ, thạc sĩ  từ các đại học dỏm ở nước ngoài. Thật ra đây không phải là chuyện mới, mà đã xảy ra ít nhất từ mươi lăm năm nay, và không phải chỉ có mua bằng thạc sĩ, tiến sĩ mà cả những chức danh cao hơn như: viện sĩ, giáo sư danh dự, chuyên gia lỗi lạc, danh nhân thế giới, v.v… Chỉ có khi lộ liễu quá và vì sự ngẫu nhiên nào đó (rủi cho đương sự) thì sự việc mới bị xới tung lên, còn thường thì chuyện mua bán này vẫn xuôi chèo mát mái.
Ở xứ ta, bằng cấp chưa cần biết thật hay dỏm từ lâu vốn đã được ưa chuộng quá mức, bằng cấp càng cao càng danh giá và có thể là bàn đạp để thăng tiến nhanh trên quan trường. Từ thời cụ Nguyễn Khuyến đã có tiến sĩ giấy, từ thời Vũ Trọng Phụng đã có những Xuân Tóc Đỏ, huống bây giờ toàn cầu hóa, hội nhập, kinh tế tri thức. 
Đáng lo hơn là sự sản xuất hàng loạt thạc sĩ, tiến sĩ kém, dỏm, do các đại học lớn của ta liên kết đào tạo với những đại học nước ngoài chất lượng không bảo đảm, kiểu như Đại học Irvine, Đại học Southern Pacific và các đại học trong danh sách đã được công khai gần đây, có khi còn tệ hơn nữa. Có thể lãnh đạo các đại học của ta bị choáng ngợp bởi những quảng cáo lừa mị, nhưng cũng có thể vì những động cơ khác, không loại trừ chạy theo lợi nhuận bất chấp chất lượng.
Mấy ngày qua công luận đã có những ý kiến phê phán rất  xác đáng. Tuy nhiên đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng. Cần phải đi sâu hơn, phân tích kỹ hơn để nhận dạng đầy đủ căn nguyên cái tệ nạn đáng hổ thẹn này nó là con vi rút ẩn mình đang gây ra những căn bệnh hiểm nghèo tàn phá dữ dội cơ thể xã hội ta nếu không lo chữa chạy.
Nói cho đúng, cái bằng tiến sĩ của ông Phó Bí thư Yên Bái hay ông Giám đốc Sở Thông tin Du lịch Phú Thọ cũng là bằng thật, đâu phải bằng giả, được cấp bởi một đại học hoạt động công khai, đúng pháp luật của nước sở tại.  Điều kiện trả tiền để được cấp bằng thì họ cũng chẳng giấu giếm, không thể bảo họ lừa đảo. Mà ngẫm cho kỹ, các bằng ấy có gì khác các bằng tiến sĩ thật, do một số đại học kém chất lượng của ta cấp những năm qua.  Ai dám chắc trình độ các tiến sĩ giấy khá hơn các tiến sĩ “dỏm”? Đi xa hơn, hàng loạt giáo sư, phó giáo sư trong số đã được Nhà nước long trọng công nhận trước sự chứng giám của các bậc hiền tài Quốc Tử Giám đã chắc gì không phải l giáo sư “giấy”, giáo sư “dỏm”, ngay cả theo tiêu chí quốc tế thấp nhất. Ngoài ra còn mấy tá viện sĩ mua được hay chạy được từ các nước ngoài nữa. Dĩ nhiên ở đây tôi không gộp những viện sĩ thứ thiệt do các viện hàn lâm nghiêm chỉnh bầu chọn, nhưng số này rất ít, và họ thường ít xưng danh vì thừa hiểu "hữu xạ tự nhiên hương".
Kể ra thì ngay cả các chức danh viện sĩ mua được hay chạy được cũng đều là “thật” cả vì đều có giấy chứng nhận hẳn hoi là thành viên (member) của những tổ chức mang tên viện hàn lâm, viện tiểu sử danh nhân, hoạt động đàng hoàng ở  Mỹ, Anh, Nga,... Các viện này rao bán các chức danh chẳng khác gì các đại học bán bằng cấp với giá rẻ, có khi chỉ cần vài ba trăm USD cũng đã có chức danh “thành viên” (member) của viện hàn lâm này nọ (mà thành viên viện hàn lâm thì lập tức được dịch ra là viện sĩ), hay “danh nhân thế giới” (có tên trong tập sách Who’s Who của họ), “chuyên gia quốc tế hàng đầu”, “bộ óc vĩ đại”, v.v. Cũng có khi chẳng phải trả đồng nào gặp lúc họ khuyến mãi. Một số các viện đó (kiểu như Viện Hàn lâm New York của Mỹ, hay Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên của Nga) thật ra là những hiệp hội khoa học, kết nạp hội viên rất rộng rãi (có khi đến hàng mấy vạn hội viên), chỉ cần đóng một khoản tiền hay nộp niên liễm một lần là được cấp giấy chứng nhận hội viên (dịch ra tiếng Việt thành viện sĩ - thành viên của một viện hàn lâm).  Ở các nước phát triển, chẳng mấy ai coi trọng các chức danh dỏm đó. Của đáng tội, thỉnh thoảng cũng có vài bạn Việt kiều về nước mang những thứ đó ra khoe, gây thêm nhiễu vào một môi trường đã rối ren.
Trước đây my năm, trong mt hi ngh bàn v giáo dc, tôi đã có ln thưa tht vi Th Tướng lúc đó: nhà nước ta chưa bao gi nghiêm vi các v chy chc, chy quyn, bng gi, hc gi bng tht. T đó đến nay tình hình vn vy, có phn sa sút hơn vì chưa bao gi bnh thành tích phát trin mnh như vài năm qua.
Vậy xét cho cùng việc mua bằng tiến sĩ của hai ông Ngọc và Ân (Phó Bí thư tỉnh và Giám đốc Sở) cũng không sai trái gì ghê gớm hơn việc tương tự của nhiều vị viện sĩ, danh nhân thế giới, bộ óc vĩ đại, v.v. Cái sai đáng chê trách nhất là từ phía cơ quan đã khuyến khích họ mua bằng tiến sĩ hay thạc sĩ để thăng chức. Còn nếu ai đó xưng danh rõ ràng tiến sĩ Đại học Irvine, tiến sĩ Đại học Southern Pacific,  hay viện sĩ Viện Hàn lâm New York, thì đó cũng là quyền tự do của mỗi người. Cái sai lớn nhất  ở chỗ chỉ lập lờ “tiến sĩ, viện sĩ,” không cho ai biết là tiến sĩ viện sĩ để diện chơi hay tiến sĩ, viện sĩ danh giá thứ thiệt.  Càng sai hơn nữa nếu người phụ trách công tác xét chức danh giáo sư, phó giáo sư mà lại đi tự phong một chức danh Nhà nước chưa đặt ra. Muốn chính danh, muốn hợp pháp, xin hãy ghi rõ viện sĩ viện hàn lâm nào. Dù cho là viện hàn lâm thứ thiệt thì vẫn có khoảng cách lớn giữa Viện hàn lâm Khoa học Pháp, hay Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ với viện hàn lâm một nước chậm phát triển. Ở các xứ văn minh người ta đều làm như vậy.  Phải chăng vì chỉ số IQ ta quá cao nên mới có bấy nhiêu chuyện rắc rối cần bàn.
Cách đây mấy năm đã từng có chuyện một người trước học ở Liên Xô cũ, chẳng có thành tích gì đặc biệt, nhưng nhờ tiền làm ra được vào thời buổi nhá nhem khi Liên Xô sụp đổ nên kiếm được chân thành viên của một số tổ chức mệnh danh học thuật nào đó, thế là được giới thiệu về nước với chức danh viện sĩ  5 viện hàn lâm ở châu Âu, rồi được đề cử vào Ủy Ban TƯ Mặt trận Tổ Quốc, và giữ những chức vụ quan trọng ở một đại học lớn (về sau cái ông 5 lần viện sĩ ấy được công nhận PGS, thành ra cái chức danh lố bịch PGS viện sĩ !).
Có phải các cơ quan Nhà nước vì thiếu  hiểu biết mà để xảy ra những chuyện bi hài như vậy không?  Tôi xin được phép nghi ngờ đây không phải chỉ vấn đề năng lực, trình độ, mà còn là vấn đề đạo đức.
Vấn đề năng lực, vì những người chưa từng có một công trình khoa học nghiêm túc nào hay chỉ có một vài công trình mà đã lâu xa rời công tác giảng dạy và nghiên cứu lại được giao trách nhiệm chủ trì các hội đồng phong các chức danh khoa học thì làm sao không phạm sai lầm ?
Vấn đề đạo đức, vì nếu những người bản thân thiếu trung thực, thiếu công tâm được giao trách nhiệm quản lý một đơn vị hay lãnh đạo một công tác đòi hỏi cao tính trung thực, sáng tạo thì làm sao tránh được đạo đức giả ? Khi mà cấp trên (trong bộ máy công quyền) không đàng hoàng thì làm sao giáo dục được cấp dưới đàng hoàng ?
Kinh nghiệm các nước đều cho thấy, khi thiếu trung thực bắt đầu từ những chuyện tưởng là nhỏ trong đời sống xã hội bị bỏ qua thì cuối cùng tất yếu sẽ dung túng tham nhũng, làm ăn dối trá chụp giật, không khuyến khích sáng tạo, chỉ cần bắt chước, ăn cắp, khôn ranh, như vậy sẽ chẳng có hy vọng gì cạnh tranh nổi để tồn tại, chưa nói để phát triển bình thường, càng khó trở thành con rồng, con hổ gì trong thế giới này. Thử nghĩ xem: với kiểu tăng trưởng như ta, dù có tăng trưởng đến 15% năm thì bao nhiêu năm nữa mới  đuổi kịp Thái Lan, Malaysia ? Huống chi tăng trưởng 10% thì phải trừ đi ít nhất 5 - 6% do môi trường hủy hoại, do ăn vào tương lai con cháu, do làm kém chất lượng, làm hư hỏng phải làm đi làm lại (nhớ rằng mỗi lần làm lại vẫn được tính vào tăng trưởng !). Cho nên là người Vit xin đng ai nghĩ gian, dm ch là chuyn nh, chuyn vt, không đáng lo.

Sẽ mãi chỉ là lời kêu gọi

            Lê Minh Hà (Đức)
         Ngày hiến chương các nhà giáo. Ngày vui của thầy và trò một thời. Chuyện thật. Trăm phần trăm là thật.
          Trong kí ức của tôi, đêm 20. 11 luôn là một đêm mùa thu nhiều gió. Một lũ lau nhau góp mỗi đứa vài hào mua hoa tặng thầy cô. Có mỗi bó hoa, làm gì được gói được bọc trong giấy trang kim sành điệu như bây giờ, thế mà cũng cãi nhau tưng bừng. Ðứa bảo hoa cúc vàng mới là hoa mùa thu, hợp với cô chủ nhiệm đã có tuổi, đứa lại khăng khăng cô giáo sinh mới về thì phải tặng hồng nhung. Lại có đứa phát huy năng lực sáng tạo đòi mua cho cô hoa hồng thạch cao trắng để cô treo tường hay cái thuyền buồm kết bằng phim cũ. Chả có gì, mà thầy và trò phấn khởi. Cô giáo già nhắc con trai bê ra nải chuối, cái thằng học sinh cá biệt ở lớp đến thăm cô 20.11 ra chiều bẽn lẽn, bỏ hết mọi trò nghịch ngầm, rất hồn nhiên bẻ chuối ăn. Rất nhiều năm sau, thầy trò gặp lại, nhắc những ngày vui mà trào nước mắt.
           Trong kí ức của tôi có đêm 20.11 năm tốt nghiệp phổ thông, mấy đứa vừa nhận giấy gọi vào đại học kéo đến thăm thầy cũ. Tôi đoan chắc mấy đứa bạn không hiểu vì sao đêm đó đường về tôi im lặng. Thật ra, với tôi, vào sư phạm có phần nào là nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề. Giá kể bộ Giáo dục năm đó không có quyết định cho học sinh giỏi toàn quốc vào thẳng đại học, và quan trọng hơn, giá như mẹ tôi lúc đó còn sống để tôi yên tâm mà phiêu lưu, giá như tôi không sợ nỗi bố già thêm khổ thì có lẽ lúc này tôi đã là một nhà báo, nhà ăn hay nhà nghèo gì đó, chứ nhất định không phải là một cô giáo dở (dang) như thế này. Nhưng ngày đó, bốn năm lận đận của cả nước sau một cuộc chiến tranh dài, chăm chăm theo ý thích của mình trong hoàn cảnh gia đình tôi thì quá là ích kỉ. Ðêm 20.11 năm đó, lần đầu tiên tôi thôi thất vọng vì quyết định chọn nghề không phải vì bản thân của mình.
           Trong kí ức của tôi có kì họp hội đồng trước ngày 20.11 ở một ngôi trường suốt hai mươi mấy năm qua được coi là xịn nhất thủ đô. Ông giáo già, vâng, lúc đó ông đồng nghiệp của tôi đã sắp hưu rồi tập tễnh đứng lên đề nghị nhà trường yêu cầu ban phụ huynh học sinh đừng đến thăm giáo viên như năm trước. Năm trước đó là năm 1985, với những người từng sống qua thời bao cấp thì đó là một cái mốc không thể nào quên do chính sách giá lương tiền. Ban phụ huynh học sinh trường nào cũng phát huy sáng kiến nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam viện trợ cho các thầy cô. Ông làm cơ quan Lương thực thì liên kết mua hộ trường bánh quy gẫy để liên hoan. Bà làm bên Bách hóa thì xung phong mua hộ vài ba trăm mét vải, cái thứ vải may quần lót cho đàn ông thì mỏng cho đàn bà thì dày. Tóm lại là cha mẹ học trò rất có lòng, còn lòng dạ người thầy thì nhàu nát. Cho đến giờ tôi không quên được cái im lặng sững sờ của cả hội đồng nhà trường khi tiếng ông thầy già, (nhà giáo ưu tú, giáo viên chuyên cực kì nổi tiếng) nghẹn tắc. Hai dòng nước mắt chảy trên má người đồng nghiệp già, người trong thâm tâm tôi kính như thầy. Lúc đó tôi đã có hai năm vào nghề. Hai năm vào nghề, đã trải nhiều vui sướng, vui sướng nhất là được đứng trên bục giảng ngôi trường này, cùng với những thầy cô giáo mà từ hồi đi học tôi đã biết tiếng là rất giỏi, vui sướng vì học trò của trường này cũng được tiếng giỏi nhất Hà Nội. Thế mà tôi đã ớn lạnh khi nghe tiếng nghẹn ngào, khi nhìn thấy giọt nước mắt trên má người thầy già đã qua ba mươi năm dạy học. Cảm giác sợ hãi này chỉ tan đi khi chính trong đêm 20.11 năm đó, từ nhà thầy giáo cũ về, tôi gặp lố nhố trong bóng đêm mất điện chính đám học trò mình mười bảy mười tám, hồn nhiên gọi ông bán bánh mì rong vào mua ăn qua cơn đói và nhất quyết chờ cô.
            Ý kiến cải cách giáo dục bắt đầu từ đại học. Không còn gì đúng hơn, vì giáo dục đại học là đầu ra của nguồn nhân lực có tri thức mà các nhà đầu tư nước ngoài kì vọng khi hướng tới Việt Nam. Nhưng đầu ra có thể tốt được không, khi đầu vào là những đứa trẻ mụ mị vì không được chơi theo đúng nghĩa, vì bị nhồi sọ kiến thức, mụ mị vì được chăm lo và không có khả năng chịu trách nhiệm đúng yêu cầu lứa tuổi.
          Từ bấy đến nay, chẵn hai mươi năm. Hai mươi năm, ngành giáo dục chẳng khác gì một con bệnh, chẩn đâu cũng thấy chứng tật và về lí thuyết thì bệnh gì cũng chữa ngon lành. Có điều, con bệnh đó chẳng biết bao giờ mới khỏi. Phương thuốc nào cải cách ngành giáo dục dường như cũng rất khả thi, nếu đứng ở từng góc độ mà bàn. Nhưng, cho đến giờ, vẫn chỉ là  nên chăng, cần phải, đề nghị, xem xét…». Trên mặt báo hàng ngày, có thể đọc thấy rất nhiều điều không bao giờ sai. Ví như giáo dục cần chiến lược 20 năm. Nhưng chẳng lẽ chúng ta hi sinh vài ba thế hệ luôn hai mươi năm cho đến ngày đủ điều kiện gây dựng mới. Hay ý kiến cải cách giáo dục bắt đầu từ đại học. Không còn gì đúng hơn, vì giáo dục đại học là đầu ra của nguồn nhân lực có tri thức mà các nhà đầu tư nước ngoài kì vọng khi hướng tới Việt Nam. Nhưng đầu ra có thể tốt được không, khi đầu vào là những đứa trẻ mụ mị vì không được chơi theo đúng nghĩa, vì bị nhồi sọ kiến thức, mụ mị vì được chăm lo và không có khả năng chịu trách nhiệm đúng yêu cầu lứa tuổi.
          Nguyên Phó chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Bình vừa nhắc rằng nói tới kinh tế tri thức mà không đề cập tới đạo đức con người là thiếu. Thật ra vấn đề cần phải đảo ngược, đạo đức con người phải được hiểu như điều kiện cần và đủ để xây dựng nền kinh tế tri thức. Mà đạo đức, là biểu hiện chất lượng của toàn bộ những ứng xử xã hội mà đứa trẻ phải được dạy từng ngày, chứ không bóp vào trong khuôn trật tự, vâng lời, gọi dạ bảo vâng… thì, hãy nghiêm túc hỏi nhau: thầy cô ở trường, bố mẹ ở nhà có quan niệm như thế không? Tôi từng có kinh nghiệm khi đi dạy: có học sinh rất giỏi, rất cá tính, chỉ vì ba lần bị ghi sổ đầu bài vì những lí do ấm ớ, thế mà bị hạ hạnh kiểm từ tốt xuống khá một học kì trong sáu học kì ở phổ thông trung học. Và chỉ vì thế thôi, cậu học trò đó đã bị gạt khỏi danh sách đi nước ngoài mặc dù điểm thi cao ngất trời. Thử đặt mình vào vị thế của cậu học trò mười bảy tuổi, tôi hiểu rằng nếu cậu không tin vào con người, có thể còn ác với người thì cũng là bình thường. Phải, làm sao cậu có thể sống và nghĩ một cách bình thường khi bị tước đoạt cơ hội sống khi còn rất trẻ vì những lí do không thể coi là tội lỗi.
         Nhưng có trách được những người thầy không. Quả bây giờ có vẻ khó tìm những ông thầy bà thầy nhất mực giữ danh giá người thầy bất chấp vòng đời điên đảo như ông đồng nghiệp một thời của tôi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta đòi thầy cô giáo tập nói chữ Không với đủ thứ tiêu cực. Nhưng nghĩ cho kĩ, chính người thầy hôm nay là sản phẩm giáo dục của ngày hôm qua. Và đời sống, với đủ tấm gương mờ trước mắt nhưng lại hứa hẹn sự khá giả cho cả một gia đình, nói gì thì nói qủa khó bắt người thầy quay lưng. Một nhà giáo, giáo sư bệnh lí học Nguyễn Ngọc Lanh của đại học Y Hà Nội chẩn rằng chuyện sa ngã của người thầy trong quan hệ với trò và gia đình trò là triệu chứng của căn bệnh sa đọa về đạo đức của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Nghe thấy sợ. Nhưng mà đúng.
          Ngăn chặn ư ? Người ta đã cấm giáo viên dạy thêm không phải một lần. Những biện pháp đi kèm lệnh cấm nghe ra chẳng khác gì phát hiện và tố cáo tội phạm. Liệu người thầy có còn uy trước học trò không khi giới thầy bị hành xử như thế? Và liệu có ngăn được không hay lại là chuyên bắt cóc bỏ đĩa? Bộ GD&ĐT đang có hướng cải cách thế nào để tới năm … 2010 thì nhà giáo sẽ sống được bằng lương ? Ngày đó liệu có tới hay không? Hãy đợi đấy! Vậy thì các nhà giáo cứ dạy thêm mà sống để chờ, và hãy chuẩn bị tinh thần mà ăn kỉ luật nếu lệnh cấm được thực thi thật.
Nhiều đồng nghiệp cũ của tôi giờ rất giàu nhờ dạy thêm. Dạy thật chứ không phải ép học trò của mình nhiều giờ vàng ngọc nữa ngoài giờ chính thức. Nói cho cùng, họ giàu nhưng phải làm việc cật lực, mà cũng là trên cơ sở cung cầu thôi. Thầy hết đường dạy nếu chương trình học hợp lí, học trò không phải đối đầu với những kì thi đoán tủ. Nhưng có bao nhiêu người thầy sống được bằng việc bán chữ này? Tôi tin là rất ít.
         Vậy là phải chờ tới 2010 người thầy sẽ sống được bằng lương. Nói thật, khi điều đó còn trong kế hoạch thì lời kêu gọi thầy trò trung thực và sáng tạo của Bộ trưởng giáo dục sẽ mãi chỉ là lời kêu gọi, bộc lộ bản chất bất thường của ngành giáo dục Nước nhà. Nó bất thường cũng hệt như chuyện nghề giáo hàng chục năm qua bị coi là cuối bảng xếp hạng trí thức thì bây giờ vọt lên đầu bảng đối với sĩ tử, mặc dù lương thực tế chả bao nhiêu. Ở chính ngôi trường xưa tôi từng dạy, có tin đồn (kiểm chứng rồi), để xin vào đó dạy học người ta bỏ ra vài ba trăm triệu. Có cần phải hỏi vì sao và để làm gì hay không?
          Ðảm bảo cuộc sống của người thầy là đảm bảo tương lai của học trò. Ðây không phải là phát lương cho hương sư tùy theo thu nhập gia chủ. Ðây là trách nhiệm hành xử của một xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của chính nó. Nếu giáo dục Việt Nam cứ tiếp tục vận hành với những kiến nghị và kêu gọi, với, cứ tạm coi là cái tình của thầy trò và bố mẹ học trò như thế này, nó sẽ tạo ra cái gì ?
         Nước Ðức nơi tôi ở mấy năm vừa qua cũng cải cách giáo dục liên miên để vươn trở lại mấy nước dẫn đầu thế giới về chất lượng lao động. Có điều, người ta không nói là sẽ làm, mà họ làm luôn, từng việc, từ việc hạ tuổi nhập học, rút ngắn thời gian học, tới việc sửa đổi chính tả.  Sự chống đối từ phía xã hội với những cải cách này có những lúc thật là mãnh liệt và những người nắm quyền từng lúc phải thỏa thuận với nhân dân. Chính từ những thỏa thuận trở thành pháp lệnh, đất nước này đi tới.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Tham vấn công chúng


              Nguyễn Đức Lam
           Đối với nhiều dự luật, pháp luật các nước đòi hỏi cơ quan soạn thảo phải đưa ra tham vấn công chúng (public consultation). Ở nhiều nước, quyền của công chúng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, chính sách được quy định ở mức cao nhất trong hệ thống pháp luật, kể cả trong Hiến pháp, nhất là trong lĩnh vực môi trường. Ví dụ, Hiến pháp 1997 của Thái Lan quy định, “công dân có quyền tham gia vào quá trình hoạch định và xây dựng chính sách của Nhà nước, vào việc thực thi các hoạt động hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền và tự do của công dân đó được pháp luật bảo đảm”. Không những thế, trong lĩnh vực môi trường, Điều 56 Hiến pháp nói trên cũng cấm tiến hành bất kỳ dự án hay hoạt động nào mà chưa nghiên cứu tác động về môi trường với sự tham gia của các tổ chức, các nhà khoa học về môi trường. Điều 59 quy định quyền được cung cấp thông tin về môi trường, quyền góp ý kiến về các tác động môi trường của các dự án tiềm năng. Hiện nay Hội đồng Nhà nước (HĐNN) Thái Lan đang soạn thảo dự án Luật tham vấn công chúng, tạo điều kiện cho công chúng tham gia vào quá trình ra quyết định. Trong quá trình soạn thảo dự án, HĐNN Thái Lan đã tham vấn với nhiều tổ chức, cơ quan về các phương thức thu hút ý kiến, các dạng hoạt động cần phải tổ chức tham vấn và cơ quan chịu trách nhiệm phản hồi về ý kiến công chúng.
         Ở Mỹ, cơ quan ban hành văn bản pháp luật phải lấy ý kiến công chúng. Công báo (Federal Register) là công cụ đăng tải các luật, dự thảo luật, thông báo của các cơ quan liên bang, các văn bản của hành pháp, được cập nhật vào 6 giờ chiều hằng ngày, phát hành từ thứ hai đến thứ sáu. Còn Regulation.com là diễn đàn trên mạng để công chúng tham gia đóng góp ý kiến về các dự thảo luật đã được đăng công khai trên Federal Register. Trong một số trường hợp, bên cơ quan Chính phủ phải tổ chức những buổi gặp mặt công chúng (public hearings), trực tiếp đưa chứng cứ, trình bày lý lẽ, nghe và giải đáp thắc mắc. Theo Luật về thỏa ước trong ban hành văn bản pháp quy (Negotiated Rulemaking Act), cơ quan Chính phủ khi ban hành văn bản cũng phải đạt được thỏa thuận với các bên có liên quan thông qua một ủy ban điều đình do các bên liên quan cử ra.
          Ở Canada, nguyên tắc xây dựng pháp luật là phải lấy ý kiến công chúng; để công chúng có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật; các đối tượng chịu sự tác động của dự thảo có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo cung cấp các thông tin cơ bản của dự luật. Công báo Canada (Canada Gazette) là công báo chính thức của Chính phủ Canada từ năm 1841, công cụ tham vấn giữa Chính phủ và người dân, công cụ cho phép người dân tham gia và đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng pháp luật. Nội dung đăng tải gồm dự thảo cuối cùng của luật để lấy ý kiến công chúng, các nhóm đối tượng có liên quan và cá nhân có cơ hội được đọc và góp ý kiến về dự thảo tại giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng luật trước khi thông qua; các văn bản đã được ban hành; các thông báo chính thức, các bổ nhiệm chính thức. Việc đăng tải các thông tin trên là bắt buộc theo quy định của Statutory Instrument Act.
           Còn ở nước ta, chúng ta hay kêu gọi đưa pháp luật vào cuộc sống, hay than phiền là luật chưa vào được cuộc sống. Nhưng điều không kém phần quan trọng là theo chiều ngược lại, luật phải bắt nguồn từ cuộc sống, hỏi xem, người dân, xã hội có cần đến luật đó hay không, có nghĩa là đưa cuộc sống vào luật.
          Muốn vậy, sự tham gia của nhân dân góp phần rất lớn trong việc nhận ra các vấn đề trong xã hội, tạo cơ sở để phân tích chính sách trước khi xây dựng văn bản pháp luật. Những người chịu tác động của một quyết sách sắp ban hành cần có cơ hội khả thi tối đa để đóng góp ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia này cũng chứng tỏ quyền được nghe và quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải công khai và có trách nhiệm. Công chúng hiểu rõ họ cần cái gì, nên có thể mách bảo nhiều giải pháp tốt mà các chuyên gia cũng không ngờ tới. Một nguyên nhân nữa để thu hút sự tham gia của công chúng là: khi được tham gia, công chúng thấy mình thực sự là một thành viên trong quá trình đó, có vai trò tích cực trong đó, nên các quyết định sẽ được tiếp nhận và ủng hộ nhiều hơn, tránh được những vướng mắc sau này trong khi thực thi.
          Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng pháp luật như thế nào? Lâu nay việc lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật diễn ra khá rầm rộ, nhưng ngay các chuyên gia pháp luật, những người trực tiếp tổ chức công việc này cũng nhận xét về tính hình thức của nó. Nguyên nhân có nhiều, mà một trong số đó là chưa xác định đúng mục đích: nếu vẫn kỳ vọng nhân dân sẽ đóng góp ý kiến có tính chất chuyên môn, đó sẽ là một sự kỳ vọng quá mức và lệch hướng. Để tham gia góp ý cho một dự thảo văn bản pháp luật, không chỉ cần đọc, nắm được nội dung của nó, mà còn phải biết các văn bản liên quan, từ Hiến pháp, Luật, thông tư cho đến Nghị định. Bởi vậy, ngay cả số người đọc dự thảo từ đầu đến cuối để hiểu đã rất ít, chứ chưa nói đến tham gia góp ý.
          Như vậy, điều cần hỏi dân là văn bản luật sẽ tác động ra sao đến lợi ích của họ. Do đó, trong tập hợp các ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia được trực tiếp cử ra làm công việc tổng kết, phân tích các ý kiến đó sẽ lọc ra những vấn đề có tính chất chính sách, liên quan đến những lợi ích điển hình của nhóm, giới hoặc lợi ích chung. Từ những vấn đề lợi ích này mà cơ quan có thẩm quyền sẽ giao lại cho các chuyên gia chuyên soạn thảo văn bản thể hiện thành câu chữ, quy phạm cụ thể. Có quan điểm cho rằng, đối với đông đảo nhân dân, khi đăng dự thảo, cần kèm theo thuyết minh rõ ràng về một số vấn đề lớn nhất, có nhiều ý kiến tranh cãi nhất, chứ lấy ý kiến của một bộ luật đồ sộ như Bộ luật dân sự 1995 trước đây có 836 điều mà kỳ vọng nhân dân sẽ góp ý từng điều cụ thể thì không khả thi và không thực chất. Đối với những vấn đề chuyên sâu, chuyên môn, cần lấy ý kiến giới chuyên gia, nhưng cũng tránh hình thức, đi vào từng lĩnh vực hẹp, đưa ra các vấn đề để chuyên gia tranh luận. Bên cạnh đó, cần có cái nhìn tổng thể từ các chuyên gia không phải trong lĩnh vực pháp luật, mà cả về kinh tế, lịch sử, xã hội học…
          Trong thực tiễn nước ta, Luật Doanh nghiệp là một minh chứng rõ ràng rằng, muốn luật vào cuộc sống thì trước hết cần đưa cuộc sống vào luật. Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã được đưa ra lấy ý kiến một cách thực chất trong giới doanh nhân, các ý kiến đóng góp được tiếp thu khá nghiêm túc, bởi vậy Luật đã và đang phát huy tác dụng thực tế rất lớn.